Thứ Hai, 12 tháng 1, 2015

Cùng chuyên gia sửa lỗi trong cách viết CV

Bước cuối cùng trong quá trình viết CV đó chính là kiểm tra và rà soát. Hãy cùng tham khảo một bản comment CV sau đây để rút kinh nghiệm cho bản thân bạn nhé :D
NguyenMinhNguyet1NguyenMinhNguyet2
Đây là một ứng viên có rất nhiều hoạt động, thành tích cũng như kinh nghiệm tích lũy, tuy nhiên nếu làm tốt hơn ở trong CV, chắc chắn sẽ thể hiện được hết những điểm mạnh của bản thân. Những lỗi nhỏ nhưng dễ mắc phải như khoảng cách lề, phân loại font chữ, bôi đen hay in nghiêng không hợp lí sẽ gây ảnh hưởng không ít đến sức cuốn hút của CV. Vì thế, đừng bao giờ xem nhẹ việc trình bày cẩn thận các bạn nhé.

Những lỗi sai khiến CV của bạn “yên vị” trong sọt rác

Hãy tưởng tượng CV của bạn như một chiếc bánh đang trong dây chuyền kiểm định chất lượng thực phẩm nghiêm ngặt. Thật chẳng may, chiếc bánh ấy bị phát hiện một lỗi nhỏ và dù trông có ngon lành đến cỡ nào, nó cũng vẫn bị dây chuyền loại bỏ một cách không thương tiếc. Với bài viết này, CLB Nguồn nhân lực sẽ cùng các bạn tìm hiểu những lỗi cơ bản khi viết CV để giúp CV của bạn tránh được nguy cơ loại – từ – vòng – gửi – xe.

1/ Vấn đề của vỏ bánh – lỗi cơ bản về hình thức

Cũng như vỏ bánh cần tạo cảm giác cho người thưởng thức muốn cầm lấy và đưa vào miệng thì hình thức CV chính là ấn tượng đầu tiên quyết định việc nhà tuyển dụng có muốn đọc hết bản CV hay không. Một CV tốt sẽ không bao giờ mắc những điểm trừ “nhạy cảm” sau:

a/  Sai lỗi chính tả

Có thể một sinh viên sẽ cười khẩy khi ai đó nhắc anh ta về chính tả. Nhưng, hãy coi chừng! Theo một cuộc khảo sát trên 2500 CV , 56% CV vẫn mắc phải những sai sót về chính tả và 61% nhà tuyển dụng khi nhìn thấy một CV như vậy, họ sẽ ngay lập tức quẳng nó vào thùng rác. Tốt hơn hết là bạn nên nhờ người khác xem xét lại thật kĩ hoặc sử dụng phần mềm kiểm tra lỗi chính tả để đảm bảo từ ngữ trong CV đều được viết chính xác.

b/ Quá dài dòng

Nhà tuyển dụng chỉ dành khoảng 10 – 15 giây để lướt qua một bản CV. Vì thế, bạn hoàn toàn không cần thiết phải đưa ra quá nhiều thông tin khiến cho CV dài đến 3 – 4 trang mà chỉ cần tập trung vào những thành tích mới nhất và những kinh nghiệm liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển. Nên nhớ rằng một CV hoàn hảo không bao giờ dài quá 2 trang giấy.

c/ Định dạng văn bản kém, không sử dụng chấm tròn ( bullets)

“Format ” văn bản thể hiện phần nào đó tính cách của bạn, qua đó nhà tuyển dụng có thể đánh giá sự tỉ mỉ trong công việc của ứng viên. Hãy cẩn thận với những lỗi cơ bản như: cỡ chữ quá to hoặc quá bé ( tiêu đề thường để cỡ chữ 14 và đoạn văn bản là 11 hoặc 12 ); font chữ hoa mĩ, rườm rà; lạm dụng kiểu chữ gạch chân tiêu đề hay căn lề quá hẹp. Đặc biệt, việc không sử dụng những chấm tròn (bullets) khi liệt kê cũng là một thiếu sót lớn. Bạn nên tận dụng chúng để CV của mình trông thoáng mắt, dễ đọc hơn.

d/ Tạo những khoảng trống trong CV

Từng không gian trên bản CV đều nên được sử dụng ” hết công suất “. Chẳng hạn: thay vì liệt kê toàn bộ thông tin cá nhân về bên trái và để chừa khoảng trống bên phải thì bạn có thể khéo léo sắp xếp thông tin ở cả hai bên, CV sẽ trông cân đối và tiết kiệm được không gian. Bạn cũng không nên bỏ trắng nửa trang cuối cùng mà hãy phân bố đều các phần mục để CV chiếm vừa trọn 2 trang giấy.
e/ Đưa ảnh vào CV
Việc này nghe có vẻ cần thiết nhưng lại hoàn toàn không nên. Trừ phi bạn đang ứng tuyển vào các vị trí như diễn viên hay người mẫu thì những CV bao gồm cả ảnh chắc chắn sẽ không được đánh giá cao. Chỉ đưa ảnh khi nhà tuyển dụng yêu cầu thôi nhé!

2/ Nhân bánh kém chất lượng – những vấn đề của nội dung


Nếu như nhân bánh không đảm bảo hoặc không hợp khẩu vị, liệu bạn có thể bỏ tiền túi để mua nó lần thứ hai? Cũng như nội dung CV và những gì bạn bộc lộ trong CV của mình chính là yếu tố chính để nhà tuyển dụng quyết định có gặp bạn trong vòng phỏng vấn hay không. Hãy lưu ý tránh 5 lỗi cơ bản sau đây :

a/ Từ ngữ mơ hồ

Rất nhiều ứng viên khi đề cập đến kinh nghiệm của mình đều sử dụng những từ ngữ không rõ ràng như “chịu trách nhiệm về”, “hỗ trợ”, “đóng góp”. Nhà tuyển dụng sẽ có cảm giác bạn chỉ “ghé chân” chứ chưa thực sự thu nhặt được gì sau công việc đó cả. Hãy chú trọng sử dụng những động từ cụ thể, có liên quan đến vị trí đang ứng tuyển như: quản lí, phân tích, lên kế hoạch,.. Thêm vào đó, khi đề cập đến thành tích, bạn nên tránh dùng những từ chỉ số lượng chung chung: ” nhiều”, “một vài”. Tất cả thông tin đều cần được số hóa để nhà tuyển dụng có thể dễ dàng đánh giá về ứng viên của mình.

b/ Thông tin dàn trải

James Innes , tác giả cuốn The CV Book đã từng nhận một CV dài trên 30 trang! Khó tin nhưng có thật. Đối với những người có nhiều thành tích, hoàn toàn không cần phải đề cập đến tất cả những thành tích đó bởi nhà tuyển dụng chỉ quan tâm đến những gì liên quan đến công việc. Ví dụ, bạn muốn ứng tuyển cho vị trí Giám đốc bán hàng mà lại dành cả trang để nói về giải thưởng trong các cuộc thi hát hay hội họa thì CV của bạn cũng chỉ như một chiếc bánh có vẻ “ngon” nhưng chắc chắn sẽ bị loại. Với thành tích và kinh nghiệm làm việc, hãy nhớ rằng chất lượng luôn quan trọng hơn số lượng.

c/ Trình tự sắp xếp không hợp lí

Khi liệt kê thành tích, kinh nghiệm hay hoạt động ngoại khóa, bạn cần phải sắp xếp chúng theo trình tự thời gian lùi dần để thể hiện được con người bạn trong hiện tại. Những thông tin đưa vào chỉ nên giới hạn trong khoảng thời gian gần đây, đừng nên đề cập đến cả những giải thưởng từ thời tiểu học hay trung học cơ sở dù đó có thể là giải Quốc gia, Quốc tế đi chăng nữa. Việc lựa chọn đặt trình độ học vấn hay kinh nghiệm làm việc lên trước cũng khá quan trọng. Nếu là một sinh viên mới tốt nghiệp, dĩ nhiên, bạn cần đưa trình độ học vấn lên trên và làm ngược lại nếu như bạn đã đi làm.
d/ Địa chỉ email thiếu chuyên nghiệp
Email là một trong những phần nhà tuyển dụng nhìn thấy đầu tiên khi đọc vào một bản CV và 35% trong số họ sẽ thẳng tay bỏ qua những CV với địa chỉ email hài hước,quá ấn tượng nhưchangtraithattinh@gmail.com hay cobe9X@yahoo.com. Những email như thế cũng giống humberger vị tôm cho những người dị ứng với hải sản vậy.

e/ Sử dụng ngôi thứ nhất

CV của bạn không phải là một lá thư cá nhân vì thế tuyệt đối không được dùng ngôi thứ nhất trong bất kì phần nào của CV. Ví dụ: thay vì nói “Tôi có khả năng thuyết trình và làm việc nhóm” thì hãy nói ” Có khả năng thuyết trình và làm việc nhóm”. Sử dụng từ “tôi” trong CV không những không thể hiện cá tính bản thân mà còn chỉ cho nhà tuyển dụng thấy sự non trẻ và thiếu kinh nghiệm.
Khi viết CV, chúng ta có thể mắc rất nhiều lỗi mà dù có tự đọc đi đọc lại nhiều lần vẫn khó có thể nhận ra. Ngược lại, các nhà tuyển dụng lại rất tinh tường trong việc nhận diện những sai sót ấy. Vì vậy, trước khi nộp CV, bạn nên nhờ nhiều người có chuyên môn đánh giá và chắt lọc ý kiến của tất cả để có cho mình một bản CV hoàn thiện nhất.
Hãy cẩn thận với những sơ suất nhỏ nhặt. Đừng để cả chiếc bánh được chế biến công phu bị loại khỏi dây chuyền chỉ vì một lỗi đơn giản bạn nhé!

Sử dụng hiệu quả mẫu CV tiếng Việt

Đối với một nhà tuyển dụng, họ chỉ cần 2 phút để đọc 1 bản CV của các bạn, vì vậy, các bạn cần hiểu rõ nhà tuyển dụng mong muốn điều gì để thể hiện trong bản CV. Hiện nay, CV tiếng Anh dường như ngày càng phổ biến khiến các ứng viên khá lúng túng khi tìm một mẫu CV tiếng Việt ưng ý. Chính vì vậy, hãy biết tham khảo và sử dụng những mẫu CV tiếng Việt một cách có chọn lọc

I/ Những mục cơ bản trong mẫu CV tiếng Việt:


1. Thông tin cá nhân:

- Tên đầy đủ
- Ngày sinh
- Địa chỉ liên lạc
- Số điện thoại liên lạc (là số điện thoại bàn hoặc số điện thoại di động các bạn dùng thường xuyên)
- Email: Nghiêm túc và thường nên đặt địa chỉ email chỉ bao gồm tên của mình. Tránh tình trạng để email kiểu nick chat yahoo như cobehaykhoc, hoangtubongdem,....
- Ảnh mới nhất: Có thể cỡ 4×6 hoặc 3×4 tùy thuộc vào yêu cầu công việc.
Với kinh nghiệm là nhà tuyển dụng cũng như là ứng viên, tôi khuyên các bạn nên
• Nên để phông nền đằng sau màu trắng để sau này còn dùng làm nhiều việc khác như để làm ảnh hộ chiếu,..
• Nên nhờ hiệu ảnh photoshop một chút trước khi đưa vào CV (đặc biệt đối với các vị trí liên quan đến bán hàng) bởi vì khi nhìn một ứng viên có gương mặt sáng sủa và xinh xắn, nhà tuyển dụng thường sẽ có cảm tình hơn.


2. Mục tiêu nghề nghiệp

Nên chia ra thành 2 loại mục tiêu nghề nghiệp
- Mục tiêu dài hạn (trên 5 năm)
- Mục tiêu ngắn hạn (dưới 1 năm) và trung hạn (từ 1-5 năm)
Hai mục tiêu này nên logic với nhau ví dụ bạn ứng tuyển vào vị trí chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân thì:
• Mục tiêu ngắn hạn của bạn có thể là thi đỗ vị trí chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân của ngân hàng XYZ,
• Trung hạn là trở thành trưởng nhóm bán hàng của ngân hàng XYZ,
• Dài hạn có thể lên làm trưởng phòng kinh doanh, thậm chí là giám đốc chi nhánh sau 10 năm làm việc ở ngân hàng XYZ.
Có bạn sẽ hỏi làm thế nào để em biết được một lộ trình công danh của một nhân viên đó là như thế nào? Cách đơn giản là hỏi những người đang làm nghề và thông qua internet, cái này sẽ tùy thuộc vào khả năng giao tiếp xã hội của bạn để khai thác nguồn thông tin đó.
Tôi đã đứng ở vai trò của nhà tuyển dụng trong một lần tuyển cộng tác viên đào tạo tín dụng trực tuyến (E-credit) của công ty, tôi nhận được hơn 100 CV của các bạn sinh viên và một câu nói phổ biến trong CV của các bạn là Mong muốn được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp và năng động, muốn áp dụng các kiến thức của mình vào trong công việc để đóng góp để công ty trở thành công ty hàng đầu trong ngành.
Tôi không phủ nhận cách viết này là đúng hay sai, tuy nhiên, nó sẽ có các nhược điểm:
- Bạn sẽ rất bị "đụng hàng" với nhiều ứng viên khác, vì vậy, không bản thân mình sẽ không nổi bật.
- Bạn sẽ rất bị nhà tuyển dụng "quay" trong buổi phỏng vấn thế nào là một môi trường làm việc năng động và chuyên nghiệp.


3. Trình độ học vấn

Trong mục này, các bạn nên để theo thứ tự như sau:
- Chứng chỉ học thuật: Đây là chứng chỉ mà chúng ta được học trong trường. Có thể ghi rõ điểm phẩy, loại khá hay loại giỏi. Trong trường hợp điểm phẩy của bạn không tốt, bạn có thể không ghi rõ điểm phẩy hay loại tốt nghiệp của bạn mà chỉ nên ghi chung chung là cử nhân chuyên ngành gì, tốt nghiệp ở trường nào mà thôi.
- Chứng chỉ nghề nghiệp: Ở mục này cần ghi những chứng chỉ các bạn đã tốt nghiệp hoặc tốt nghiệp một phần ở các trung tâm (có uy tín một chút) như chứng chỉ CAT, ACCA, CFA, các chứng chỉ hành nghề chứng khoán do Uỷ ban chứng khoán nhà nước cung cấp..
- Chứng chỉ về ngoại ngữ, tin học: Ở mục này các bạn cần để các chứng chỉ như TOEIC, TOEFL, IELTS, .. thậm chí để cả chứng chỉ tiếng anh chuyên ngành của trường mình cấp (ở trường mình FTU có cấp cho sinh viên khi ra trường chứng chỉ này)
- Chứng chỉ về kỹ năng mềm: như các chứng chỉ tốt nghiệp khóa học giao tiếp, khóa học tôi tài giỏi của anh Trần Đăng Khoa ... Tuy nhiên thường thì kỹ năng mềm là quá trình rèn luyện liên tục và thường chỉ rèn luyện ngoài trường đời là chủ yếu nên các bạn có thể ko được cấp chứng chỉ. Nhưng cũng ko sao, chúng ta có phần sau để thể hiện bản thân.


4. Kinh nghiệm làm việc

Ở mục này, các bạn cần ghi các kinh nghiệm mà mình đã làm như gia sư, dịch bài, làm các công việc thực tập ở các công ty (đối với sinh viên mình thường ghi các công việc bán thời gian thôi); Trong đó cần ghi rõ: thời gian làm việc, tên công ty, tên công việc, nội dung công việc, thành tích đạt được (nếu có).Tránh tình trạng phần kinh nghiệm của các bạn copy toàn bộ phần mô tả công việc bạn đã làm trước đó vào.
Đối với các ứng viên đã có kinh nghiệm, phần này giúp các bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng ví dụ như kinh nghiệm của các dự án bạn tham gia, kinh nghiệm các công việc bạn đang làm và các mối quan hệ của bạn trong công việc. Nhà tuyển dụng sẽ cân nhắc chi phí và lợi ích để xác định việc có tuyển bạn hay không.


5. Thành tích hoạt động ngoại khóa

Đây có thể là các thành tích về tình nguyện viên của các chương trình hoặc các thành tích khác có thể kể đến cả thành tích mà các bạn đã đóng góp cho các hoạt động của phường, quận, ...
Nhiều bạn sinh viên thắc mắc, em tham gia hoạt động ngoại khóa, tham gia các cuộc thi nhưng chỉ đóng góp một phần rất nhỏ thì nên ghi gì ở phần này? Theo tôi, bạn nên sử dụng kỹ năng viết của mình để làm nổi bật thành tích của bản thân ở các thành tích hoạt động ngoại khóa.
Tôi đã từng tham gia cuộc thi "Sinh viên – Nhà đầu tư chứng khoán tương lai" do Câu lạc bộ Chứng khoán của Học viện ngân hàng tổ chức. Thể lệ của chương trình như sau: Vòng thi viết (khoảng hơn 100 thí sinh) => Vòng đầu tư thật (24 thí sinh chia làm 8 đội và chọn ra 5 đội có thành tích đầu tư tốt nhất => Vòng bảo vệ danh mục đầu tư (5 đội đó sẽ bảo vệ trước ban giám khảo để chọn ra 3 đội vào vòng chung kết).
Tôi mới chỉ vượt qua được vòng thi viết và có mặt trong 24 thí sinh để tham gia vòng đầu tư thật. Tuy nhiên, trong CV tôi đã viết là: Một trong 8 đội chơi xuất sắc của cuộc thi "Sinh viên – Nhà đầu tư chứng khoán tương lai được tổ chức bởi CLB Chứng khoán – Học viện Ngân hàng". Cách viết này vừa đủ để có thể nêu ra cách thành tích của mình trước mắt các nhà tuyển dụng.


6. Kỹ năng

Về mặt kỹ năng, chúng ta cần sắp xếp theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Kỹ năng chuyên môn: tổng hợp, phân tích số liệu, sử dụng các phần mềm phân tích kỹ thuật, ...
- Kỹ năng về ngoại ngữ và tin học: kỹ năng dịch, kỹ năng viết, kỹ năng gõ máy tính tốc độ cao (50 từ 1 phút), kỹ năng sử dụng các phần mềm tin học văn phòng (đặc biệt là Word và Excel) một cách thành thạo,..
- Kỹ năng mềm khác: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng thuyết phục, làm việc dưới cường độ và áp lực cao. ....


7. Sở thích

Ở mục này, các bạn viết các sở thích cá nhân của mình nhưng cần phải LÀNH MẠNH, THỂ THIỆN THÁI ĐỘ TỐT VÀ KHÔNG ĐỐI NGHỊCH VỚI CÔNG VIỆC.
Ví dụ như: Đọc sách, đi du lịch, tập thể dục, ...


8. Người tham khảo

Trong mục này, các bạn cần đề tên những người có thể xác nhận các thông tin mình viết trong CV là chính xác,. Những người này có thể là giáo viên, đồng nghiệp cũ, người quản lý cũ.
Tuy nhiên trong mục này thì email của người tham khảo là điều mà các bạn cũng ko phải quá lo lắng. Ví dụ như trường hợp của mình, mình muốn lấy reference là cô Đặng Thị Nhàn phó khoa TCNH, nhưng email chính của cô là dangthinhan@ftu.edu.vn, cái mail này cô ko bao giờ check mail mà cô thường dùng mail huongnm1999@yahoo.com (đây là mail do con gái cô lập cho nên cô rất thích) . Vì vậy khi viết CV, bạn nên để cả 2 mail này vào mục reference. Nên nhớ rằng nhà tuyển dụng đang đánh giá bạn là chính. Hãy để những thông tin về người tham khảo một cách dễ liên lạc nhất.


II/Lưu ý đặc biệt với CV tiếng Việt

- Cấu trúc CV phải rõ ràng
- Trình bày nhất quán (đừng có đang viết tiếng Việt rồi lại cho ra một câu tiếng Anh vào CV)
- Nêu bật các thành tích đạt được nếu có thể nên cụ thể bằng các con số.
- Nhấn mạnh các kỹ năng (điều quan trọng thứ 2 đó, đối với thái độ thì nhà tuyển dụng có thể đọc được qua cách trình bày cũng như câu chữ trong CV của bạn)
- CV chỉ nên viết từ 1 đến 2 trang giấy, nên đề dạng file PDF cho đỡ bị nhảy chữ ghi đọc từ máy này sang máy khác. Tuy nhiên, trong trường hợp điền CV theo mẫu Excel của nhà tuyển dụng, không PDF file Excel cũng như chèn thêm cột, xóa dòng,... trong file gốc.
- Ko nên sử dụng đại tử nhân xưng tôi trong quá trình viết CV, cùng lắm cũng chỉ sử dụng ở phần mục tiêu nghề nghiệp
- Ko nên liệt kê quá nhiều thành tích mà nên biết chắt lọc thông tin
- Mỗi một thành tích hay một ý trong CV, bạn cần phải chuẩn bị được những ví dụ cụ thể để trong trường hợp đến vòng phỏng vấn bạn có thể trả lời được.

20 nhóm từ giúp CV của bạn chuẩn như mẫu CV tiếng Anh

Viết CV tiếng anh không đơn chỉ đơn thuần như viết CV tiếng việt bởi từ ngữ cần được chọn lọc để thể hiện chính xác những điểm nổi bật của các ứng viên. 20 nhóm từ ngữ sau đây được coi là những từ ngữ "mạnh" để giúp CV của bạn hay như mẫu CV tiếng Anh.
Trong các mẫu CV tiếng Anh, bạn thường bắt gặp 20 nhóm từ ngữ sau. Hãy biết cách vận dụng linh hoạt để có bản CV tiếng Anh tốt nhất nhé!
1. background n. the whole of one's education, training and experience
2. bi-lingual adj. able to use two languages with equal ease - see FLUENT
3. career n. the course of one's (professional) life
4. challenge n. a difficult or demanding task that needs special effort - challenging adj.
5. cover letter n. a letter that is sent with one's CV; letter of application
6. date of birth n. the day on which one was born, usually as day/month/year [eg: 05/11/76]
7. education n. training and instruction at school, university etc - to educate v.
8. experience n. jobs held, including dates, posts etc; work history - professional experience n.
9. fluent adj. able to speak and write a foreign language easily - see BI-LINGUAL
10. graphology n. study of handwriting as a guide to the character of the writer - graphologist n.
11. interest n. an activity outside work in which one is interested or concerned; hobby
12. job objective n. the kind of work or challenge that one is looking for
13. miscellaneous adj. various; mixed [eg: nationality, languages spoken, marital status]
14. nationality n. the status of belonging to a particular country [eg: Japanese nationality]
15. native language n. the language one first learned to speak; mother tongue
16. qualifications n. the education and experience that make one suitable for a particular job
17. reference n. a written statement by another person about one's character and ability
18. skill n. an ability, expertness or aptitude in a particular activity [eg: language skill]
19. training n. the process of learning a particular SKILL [eg: sales training]
20. work history n. jobs held, inc. dates, posts etc; EXPERIENCE
Một mẫu CV tiếng Anh sẽ cho bạn một lượng từ vựng hữu ích nhất định. Trước khi ấn "Gửi" để đưa bản CV của mình đến tay nhà tuyển dụng, hãy tham khảo thật nhiều và kiểm tra thật kĩ nhé :D

Mẫu CV ấn tượng giúp bạn "nổi bần bật" trong mắt nhà tuyển dụng

Nhiều năm nay, CV thường được các ứng viên trình bày qua văn bản rồi gửi cho nhà tuyển dụng. Đó đã trở thành cách làm cổ điển cho các ứng viên khi đi xin việc. Bạn đã có cách khiến mình trở nên khác biệt? Hãy tham khảo những mẫu CV ấn tượng bên dưới đây.

1. Infographic

Nếu bạn muốn trình bày CV của mình đầy đủ chi tiết hay có thể trở thành một bản  CV mẫu ấn tượng thì infographic là một lựa chọn không hề tồi. Những công cụ như visual.ly, easel.ly….rất phổ biến để làm infographic có đầy đủ thông tin cá nhân, kinh nghiệm làm việc và những kĩ năng mà bạn có.

2. Kể câu chuyện của bạn

Cách rất hay cho những ứng viên dùng cách viết CV online. Storify là một web app cho phép bạn lấy thông tin từ bất kì website nào và thêm vào “câu chuyện” của bạn, lưu câu chuyện đó lại, và bạn có thể chia sẻ câu chuyện ấy cho cả thế giới.

3. Làm một bài thuyết trình kiểu mới

Prezi sẽ là cánh tay đắc lực giúp bạn làm điều này. Không giống như Power Point, với Prezi bạn có thể sắp xếp mọi thứ trong bài thuyết trình trên một phông nền và sau đó zoom vào để có thể thấy được từng chi tiết. Hơn thế nữa, Prezi còn cho phép bạn làm video và ghi âm ngay trên cùng 1 phông nền đó, khiến bài giới thiệu của bạn như một trải nghiệm sống động với cả âm thanh, hình ảnh mà vân rất chi tiết.
4. Dùng timeline – một mẫu CV độc đáo.
Nếu bạn muốn trình bày về cả một quá trình từng bước, từng bước đã diễn ra như thế nào để bạn có được ngày hôm nay thì việc dùng timeline là một ý tưởng không tồi. Với phần mềm Tiki Toki, bạn có thể dùng hình ảnh, văn bản hay video để diễn tả cả một quá trình bạn đã trải qua, người xem, tất nhiên, cũng như đang bước đi cùng bạn, nhờ vào timeline đó

Cách viết CV ấn tượng và những mặt không chơi được khi trình bày CV

Đôi khi bạn nghĩ rằng cách viết CV của bạn có thể gây ấn tượng mạnh trong mắt nhà tuyển dụng nhưng kết quả lại không như vậy. Và lúc đó bạn mới “ngã ngửa” ra rằng mình đã phạm phải những sai lầm “giời ơi đất hỡi” không đáng có. Câu lạc bộ Nguồn nhân lực sẽ giúp bạn thoát khỏi tình cảnh “ngửa mặt than trời” nhìn cơ hội vàng vuột khỏi tầm tay. Hãy cùng chúng tôi điểm qua một vài điểm trừ trong cách viết CV nhé!

Cách viết CV dập khuôn

Các nhà tuyển dụng không phải là những rô bốt được lập trình tính toán chính xác tỉ mỉ- họ ít nhiều ai cũng có thành kiến về một mặt nào đó, hoặc chủ tâm, hoặc vô thức. Điều đó có thể hơi buồn cười, nhưng rất thường thấy. Có những người ghét ô tô màu đỏ hoặc ghét rèm vải đăng ten chẳng vì cái gì.Và rõ ràng ta vẫn phải chấp nhận một thực tế là các ứng viên càng bất lợi về ngoại hình sẽ càng ít có cơ hội hơn !
Điều đó thì liên quan gì đến cách viết CV ? Rất liên quan đấy! Khi trình bày CV, có rất nhiều các yếu tố có thể khiến nhà tuyển dụng có thành kiến với bạn. Dưới đây là danh sách những thông tin “nhạy cảm” nhất mà bạn nên cân nhắc khi đưa nó vào CV.
  • Thân thế
  • Tuổi tác
  • Tình trạng quan hệ
  • Tầng lớp xã hội
  • Trình độ giáo dục
  • Bất lợi thể chất
Trên  đây chỉ là những trường hợp thường gặp nhất. Khi đưa một thông tin nào đó vào CV, bạn hãy tự đặt câu hỏi cho mình xem điều đó có thể tạo nên thành kiến hay không? Áp dụng lý thuyết: Tránh voi chẳng xấu mặt nào, bạn hãy bỏ đi những gì mà bạn cho là “điểm nhạy cảm” và không bắt buộc. Ví dụ, bạn không nhất thiết phải ghi vào CV rằng: Tình trạng quan hệ: Ly hôn. Như thể là đang “Lạy ông tôi ở bụi này” vậy! Thực sự không cần thiết, lại dễ khơi nên thành kiến ở nhà tuyển dụng, dù họ có thể không thực sự ý thức được rằng họ đang bất công.
Có thể vài người cảm thấy bị xúc phạm với những gì được nói trên đây. Nhưng thành kiến có thật và thường trực, dù nó bất công phũ phàng. Còn bạn, bạn chỉ có một cơ hội, một lần gặp đầu tiên, lần gặp duy nhất ! Hãy tự nhủ rằng, qua được vòng thử thách này, bạn sẽ có rất nhiều cơ hội cởi mở phía sau.

Những gương mặt nhàu nhĩ

Trình bày CV quan trọng hơn nhiều việc bạn chọn trang phục cho buổi phỏng vấn. Đó là hình ảnh đại diện cho bạn, tạo những ấn tượng đầu tiên cho nhà tuyển dụng. Người ta thường để ý hình thức món ăn trước khi đụng đũa, cũng như đánh giá cách trình bày CV trước khi quyết định đọc từ tốn hay đọc ầm ào cho xong (hoặc nhanh hơn, loại ngay từ vòng gửi xe !)
Vậy nên, để họ có đừng ấn tượng không tốt với cách viết CV cẩu thả, thiếu mạch lạc rõ ràng, hãy tránh những lỗi như sau:
Thao tác trên bản mềm:
  • Căn lề hẹp, ít khoảng trống cho mắt “nghỉ” (dưới 2,5 centimet mỗi bên).
  • Cỡ chữ quá nhỏ hoặc quá to (thông thường, tiêu đề được viết ở cỡ 14, đoạn văn bản ở cỡ 11 hoặc 12).
  • Lạm dụng kiểu chữ gạch chân ở các tiêu đề.
  • Dùng màu lòe loẹt, không thống nhất.
  • Dùng phông chữ hoa mỹ, kiểu cách (các nhà tuyển dụng thường chuộng phông chữ Arial, Times New Roman, Tahoma…)
  • Có quá nhiều kiểu định dạng khác nhau trên cùng một trang giấy.
  • Có quá nhiều thông tin trên cùng một trang giấy.
Thao tác trên bản cứng:
  • Bản in chất lượng tồi, nhòe màu, độ nét kém, giấy mỏng, ố vàng (nên dùng máy in laser và loại giấy chất lượng tốt nhất).
  • Ảnh dán không rõ nét, tối màu, nhòe mờ,gương mặt không sáng sủa. Có vết lem của hồ dán hoặc vết cắt ảnh nham nhở xộc xệch, thiếu chỉn chu.
  • Gập đôi bản giấy, gây vết hằn giữa bản CV.
  • Làm quăn mép, làm nhàu CV.
Hãy nhờ nhiều người có kiến thức chuyên môn đánh giá cách trình bày bản CV của bạn, ghi nhận và chắt lọc ý kiến của tất cả. Nếu không định nộp CV vào một công ty liên quan đến nghệ thuật nói chung, đừng bị mê hoặc bởi các CV mẫu lung linh và kì dị. Các nhà tuyển dụng thường ưa những kiểu trình bày chỉn chu, cân đối và sáng tạo một cách hợp lý, thể hiện rằng bạn là một con người ngăn nắp, thông minh, tác phong linh hoạt.
Sau đây là một số CV mẫu để tham khảo,với cách trình bày sáng tạo mà vẫn rất đẹp mắt và dễ chịu.
Chúc các bạn thành công!

8 sai lầm phổ biến trong cách viết CV xin việc

CV xin việc là được coi là ấn tượng đầu tiên của các ứng viên trong mắt nhà tuyển dụng. Chính vì vậy, bạn hãy cân nhắc những lỗi thường gặp sau đây để chuẩn bị một CV tốt nhất cho hành trang kiếm tìm việc làm của mình.

1. Cách viết CV lười biếng -  Sử dụng mẫu CV cũ

Nếu một người nào đó sử dụng cùng một kiểu CV từ khi tốt nghiệp đại học, anh ta chắc chắn sẽ gặp thất bại. Các mẫu CV cũ với các đề mục như “Mục tiêu” và “Trình độ học vấn” được liệt kê ở phần trên cùng không còn thích hợp với tất cả những ai có kinh nghiệm làm việc trên 3 năm. Thay vào đó, bạn nên dùng từ 3-5 dòng để liệt kê các điểm mạnh nghề nghiệp của bản thân.

2. Lỗi chính tả, “format” văn bản

Đây được coi là một lỗi rất nghiêm trọng, thể hiện sự không cẩn thận trong cách viết CV xin việc. Bạn nên biết, ấn tượng đầu tiên bao giờ cũng là ấn tượng quan trọng nhất. Với một bản CV đầy lỗi chính tả, và cách “format” văn bản không chuyên nghiệp, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá phần nào tính cách chủ nhân của nó.

3. Kinh nghiệm làm việc được viết giống như mô tả công việc

Mục này nên nói rõ bạn có thể làm việc hiệu quả đến đâu, liệt kê những thành quả đạt được và chứng tỏ những lợi ích nếu họ tuyển dụng bạn. Chứng minh những điều kể trên bằng thông tin thực tế kèm theo lời cam đoan.

4. Lan man

Đối với những ai đã thay đổi việc quá nhiều, tuyệt đối đừng liệt kê một mớ bòng bong danh sách các công việc. Nếu bạn có kinh nghiệm trên nhiều lãnh vực và nhận thấy cần thiết phải được đề cập trong CV, hãy nhóm chúng thành các dạng công việc phía dưới các tiêu đế như “Tư vấn/ Huấn luyện” hay “Dịch vụ khách hàng/Bán hàng”.

5. Nhân tố tình cảm

Trong cách viết CV của nình, đừng đề cập nguyên nhân nghỉ việc như: bị chèn ép, không thích công ty cũ, mâu thuẫn với đồng nghiệp. Đối với một số trường hợp, việc giải thích riêng sẽ tốt hơn.

6. Dài dòng

Không nhà tuyển dụng nào có đủ thời gian để đọc tất cả các công việc bạn đã làm từ thời trung học. Họ chỉ muốn biết các kinh nghiệm liên quan đến công việc. Vì thế, hãy làm nổi bật các công việc gần đây nhất và tổng kết lại quá trình làm việc trước đây trong khoảng vài dòng trên tổng số 1-2 trang CV.

7. Không có mục tiêu thích hợp

Một số nhân viên cảm thấy chán nản với công việc hiện tại, vì thế học gửi CV cho tất cả các mẩu đăng tuyển trên báo mong thoát khỏi công ty càng sớm càng tốt. Hãy dành thời gian để xác định rõ công việc bạn thật sự mong muốn có cơ hội được phỏng vấn. Liệu kinh nghiệm của bạn có phù hợp với các yêu cầu được liệt kê không?

8. Gửi CV xin việc không vì bất cứ lí do gì

Sau khi đã kiểm tra cẩn thận, đừng quên một trong các nhân tố quan trọng nhất để có một Hồ sơ xin việc hiệu quả – The Cover Letter (thư ngỏ). Trong bức thư này, hãy nêu rõ nguyên nhân bạn gửiCV xin việc đến công ty và cho vị trí nào. Đừng khiến cho mọi người nghi ngờ và đặt câu hỏi về CV được gửi đến. Hãy làm cho mọi thứ rõ ràng ngay từ đầu. Ngoài ra, bất cứ thành công nào cũng cần có sự đầu tư về thời gian và công sức. Bạn sẽ không thành công nếu gửi cùng một sơ yếu lý lịch cho nhiều nhà tuyển dụng khác nhau. Cho dù là cùng một lĩnh vực hay vị trí, mỗi nhà tuyển dụng và công ty đều có những đặc điểm khác nhau. Hãy tìm hiểu, nắm bắt được nhu cầu của họ và tùy biến sơ yếu lý lịch của mình một cách thích hợp, bạn mới có cơ hội lọt vào vòng phỏng vấn.

Cách viết CV tiếng Anh cho mọi đối tượng

Trong 2 – 3 năm trở lại đây, không chỉ có các tập đoàn đa quốc gia hay các công ty nước ngoài mà bản thân những công ty Việt Nam cũng khuyến khích ứng viên gửi CV tiếng Anh. Với bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu một số ” bí kíp” giúp bạn vượt qua tất cả khó khăn và tự tin khi nộp CV tiếng Anh cho nhà tuyển dụng.

1/ Không đặt tiêu đề

Rất nhiều CV tiếng Anh đặt tên tiêu đề là ” Curriculum Vitae ” nhưng việc đó hoàn toàn không cần thiết bởi bản thân nó đã là sơ yếu lí lịch. Bạn nên đặt tiêu đề là tên của mình được viết to và in đậm ngay giữa trang giấy để cách viết CV tiếng Anh của bạn gây ấn tượng ngay với nhà tuyển dụng.


2/ Sử dụng tiếng Anh đơn giản

Kĩ năng viết của bạn không tốt ? Bạn không biết nhiều từ hoa mĩ ? Đừng quá lo lắng như vậy bởi trước hàng trăm đơn xin việc mỗi ngày thì giữa một CV được viết đơn giản, dễ đọc và một CV dùng toàn từ khó, bạn nghĩ nhà tuyển dụng sẽ lựa chọn cái nào? Thay vì sử dụng cấu trúc danh từ hóa như “effecting the solution of” thì hãy sử dụng động từ “solving” của nó một cách đơn thuần.

3/ Sử dụng động từ dưới dạng V-ing

Về việc liệt kê trong cách viết CV tiếng Anh, bạn nên bắt đầu bằng một động từ và phải nhất quán về dạng, cách chia tất cả các động từ đó. Và để CV trông trang trọng hơn, hãy sử dụng động từ dưới dạng V-ing. Đồng thời, cách viết như vậy sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng nắm bắt nhanh và chính xác những ý bạn muốn trình bày. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc CV của bạn sẽ có nhiều cơ hội lọt vào vòng phỏng vấn hơn.

4/ Viết những câu ngắn

CV tiếng Anh yêu cầu phải trình bày thật ngắn gọn nhưng đầy đủ và sinh động. Bởi thế trong CV bạn không cần thiết phải viết thành những câu văn hoàn chỉnh mà có thể phân tách thành những mảng câu (fragment) hoặc có thể bỏ qua những mạo từ a, an, the
Thay vì viết:
I was involved in the creation and implementation of statistical reports for a large metropolitan hospital, which required the use of spreadsheet software for cost analysis and, in addition, the creation of a database to track patient visits.
Hãy viết:
  • Created and implemented statistical reports for large metropolitan hospital.
  • Analyzed costs with spreadsheet software.
  • Created database to track patient visits.

5/ Tránh sử dụng những từ sáo rỗng

25 từ sau được cho là khá hay nhưng hãy cẩn thận khi đưa vào CV tiếng Anh của mình
1. Aggressive – Năng nổ
2. Ambitious – Tham vọng
3. Competent – Có khả năng
4. Creative – Sáng tạo
5. Detail-oriented – Chú ý đến từng chi tiết nhỏ
6. Determined – Quyết đoán
7. Efficient – Hiệu quả
8. Experienced – Kinh nghiệm
9. Flexible – Linh hoạt
10. Goal-oriented – Định hướng mục tiêu tốt
11. Hard-working – Chăm chỉ
12. Independent – Độc lập
13. Innovative – Đột phá trong suy nghĩ
14. Knowledgeable – Có kiến thức tốt
15. Logical – Suy nghĩ logic
16. Motivated – Có khả năng thúc đẩy người khác làm việc
17. Meticulous – Tỉ mỉ
18. People person – Người của công chúng
19. Professional – Phong cách làm việc chuyên nghiệp
20. Reliable – Đáng tin cậy
21. Resourceful – Tháo vát
22. Self-motivated – Có khả năng tự tạo ra động lực cho bản thân
23. Successful- Thành công
24. Team player – Kỹ năng làm việc nhóm tốt
25. Well-organized – Có khả năng tổ chức công việc tốt
Nhìn chung, CV tiếng anh đều có những lưu ý hay cách viết như CV tiếng Việt đã ” bật mí” cho các bạn trong 5 số trước. Hi vọng với chuỗi bài viết về cách viết đơn xin việc này các bạn đã có thể hoàn thiện cách viết CV tiếng anh của mình một cách tốt nhất và an tâm chờ đợi kết quả từ nhà tuyển dụng. Chúc các bạn thành công !

Thứ Bảy, 10 tháng 1, 2015

Mẫu CV xin việc cho sinh viên mới ra trường

Có một sự thật là khi bạn thi đại học thì tỉ lệ chọi là 1 chọi 5 nhưng khi học xong đại học thì tỉ lệ chọi khi xin việc là 1 chọi 10. Để được nhận vào một công ty có danh tiếng không phải là việc đơn giản. Vì vậy, hãy dành thời gian tham khảo các mẫu CV xin việc và đầu tư cho lần đầu tiên viết CV xin việc của mình.

Chú trọng phần mở đầu của CV xin việc

Thường thì trong phần giới thiệu bản thân trong phần mở đầu mỗi bản CV xin việc của sinh viên đều có mô típ chung là giới thiệu là một người đào tạo với kĩ năng tốt, nhiệt tình trong công việc, ham học hỏi … Dễ thấy là nó tạo sự nhàm chán. Bạn nghĩ ai sẽ có đủ kiên nhẫn để đọc hàng trăm lần những dòng tương tự như thế.
Chính vì thế hãy tạo sự khác biệt ngay trong phần mở đầu bản CV xin việc của sinh viên mới ra trường. Dĩ nhiên nhờ những mẹo viết CV đó mà bạn cho nhà tuyển dụng thấy những điểm chính mà bản thân muốn làm. Điểm này cũng là điểm mà cách nhà tuyển dụng quan tâm vì có rất nhiều hồ sơ ứng tuyển mà thí sinh không biết phải là gì.
Vậy tại sao bạn không tự viết một vài dòng giới thiệu trong CV xin việc dành cho sinh viên mới ra trường như là:
Mục tiêu công  việc: Tôi muốn tập trung phát triển thành công kỹ năng bán hàng và marketing tại công ty quý vị. Tôi chủ trương tìm kiếm và phát hiện những kinh nghiệm làm việc trong một môi trường mà tôi biết rằng đầy thách thức và áp lực công việc cao với nhịp độ nhanh chóng và dựa trên thành quả công việc thu được. Tôi có khả năng thiết lập quan hệ nhanh chóng, kiên trì và khao khát thành công trong công việc.

Như vậy nhà tuyển dụng nào không thấy được mặt tốt của bạn. Tuy nhiên đừng có nên phóng đại mọi việc quá cao vì họ sẽ ngĩ bạn đang quá mơ mộng mà người mơ mộng thì chỉ có thể ngồi làm thơ chứ sao có thể làm việc được.

Tạo lý do nhà tuyển dụng muốn gặp bạn

Có một sai lầm lớn với nhiều sinh viên mới ra trường khi đi xin việc là quá chú trọng tới bản thân mà không quan tâm tới suy ngĩ tâm trạng của nhà tuyển dụng. Bạn cứ thử suy ngĩ trong một đống hàng trăm hồ sơ xin việc chỉ chọn ra vài hồ sơ nên học chỉ có cách đọc lướt qua và tìm điểm nổi bật mà những CV xinh việc sinh viên mới ra trường khác không có. Vì thế hãy tạo sự khác biệt và cho họ thấy lý do chính đáng để họ ngĩ rằng bạn xứng đáng để họ gặp mặt. Hãy cân nhắc thật kỹ khi đưa vài lý do rõ ràng để nhà tuyển dụng muốn gặp bạn cũng giống như giới thiệu sản phẩm hay quảng cáo thì bao giờ họ nêu điểm khác biệt đặc sắc trong sản phẩm ở vị trí dễ quan sát nhất. Nhờ đó mà bạn gom nhặt thêm chút cơ hội thành công khi đi xin việc.
Vì thế ngoài kiến thức chuyên môn bạn cũng nên thu gom thêm kinh nghiệm từ hoạt động, sinh hoạt ngoại khóa để có kĩ năng cần thiết. Hãy chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy khả năng hoàn thành công việc của bạn, sức sáng tạo và lãnh đạo tiềm ẩn, kỹ năng giao tiếp và thực hiện công việc một cách hiệu quả và trôi chảy của bản thân với mọi người.
cv xin việc cho sinh viên mới ra trường

Chú trọng tới giá trị hơn vị trí công việc

Sự thật nữa về những sai lầm khi viết CV xin việc cho sinh viên mới ra trường là bạn quá chú trọng bạn đã làm được những gì hơn là giá trị những thứ bạn mạng lại cho người ta. Cho nên khiviết CV xin việc bạn nhớ rằng nhà tuyển dụng bỏ tiền ra thuê bạn để bạn làm việc và tạo lợi nhuận cho họ chứ không phải họ bỏ tiền ra để bạn về không biết làm gì và phải đào tạo lại. Và bạn nhớ rằng nhà tuyển dụng sẽ quan tâm tới bạn sẽ làm gì cho họ khi họ nhận bạn hơn là vị trí bạn trong công ty.
Bởi vậy hãy cho họ thấy điều mà bạn sẽ làm nếu khi bạn đượ chấp nhận vào công ty. Qua đó khi viết CV xin việc của sinh viên mới ra trường bạn phải chứng mình rằng bằng sự năng động sáng tạo sẽ đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho công ty. Điều quan trọng nữa là bạn nên chú trọng vào giá trị mà bạn tạo ra cho công ty hơn là vị trí bạn có trong công ty vì khi bạn tạo được giá trị nhất định thì vị trí sẽ không quá khó để đạt được.

Đầu tư thời gian vào CV xin việc

Điều cần lưu ý nữa là bạn nên giành nhiều thời gian vào CV xin việc tuy là của một sinh viên mới ra trường. Những CV xin việc viết vội vã với những câu trả lời ngắn gọn thường bị loại bỏ ngay lập tức. Cho nên bạn nên phát triển câu trả lời thật logic và thống nhất liên kết chặt chẽ với nhau.

Viết CV xin việc phải hợp lý

Dĩ nhiên khi viết CV xin việc của sinh viên mới ra trường thì bạn sẽ phải quan tâm tới vị trí nhận vào làm và đừng quá mơ mộng vào các vị trí không tưởng mà hãy tiến từ thấp đến cao.
Và bạn không nên đưa nội dung không cần thiết vào CV xin việc đó mà hãy khéo léo  trình bày kinh nghiệm bản thân. Nên nêu kinh nghiệm liên quan nhất tới công việc mà bạn ứng tuyển vào. Tiếp theo là chia phần kinh nghiệm ra thành 2 mục là công việc liên quan và kinh nghiệm bổ sung. Qua đó ta sẽ có một bản CV xin việc hiệu quả với nhà tuyển dụng.
cv xin việc sinh viên

CV xin việc nêu rõ vị trí bạn ứng cử

Bạn nên nhớ rằng nhà tuyển dụng mong muốn bạn ứng cứ vào đúng vị trí họ đăng tuyển chứ không phải bất cứ vị trí nào. Trước khi gửi CV xin việc bạn cần nêu rõ tên người nhận, tìm kiếmvị trí ứng cử và công ty bạn đăng ký dự tuyển. Bạn có kinh nghiệm gì trực tiếp liên quan những kỹ năng và kinh nghiệm mà vị trí đặc biệt yêu cầu. Nó sẽ rất quan trọng và tạo bạn một lợi thế không hề nhỏ khi đi xin viêc.
Lưu ý tới trình độ học vấn chứng chỉ liên quan. Bạn không nên đơn thuần liệt kê ra hàng loạt tấm bằng, khóa học, chứng chỉ mà bạn có được vào trong CV xin việc của sinh viên mới ra trường. Mà bạn nên đi sau và khai thác chi tiết hơn như dự án khi làm nhóm hay công trình nghiêm cứu chuyên sâu. Điều này không chỉ chứng tỏ học vấn của bạn phù hợp với công việc mà bạn cũng đã thành công khi chuyển tải những kỹ năng quan trọng tới nhà tuyển dụng.

Nêu ra trách nhiệm thành tựu trong CV xin việc

Bạn nên sử dụng những cụm từ như “ Tôi có trách nhiệm trong…” và “ Những kết quả tôi đạt được..”. Dù bạn không dùng chính xác những từ nêu trên, nó cũng sẽ giúp bạn tránh những lời miêu tả như “ Tôi đã tham gia rất nhiều cuộc họp bàn kế hoạch tổ chức dạ hội sinh viên”. Thay vào đó, dù ít hay nhiều, bạn hãy miêu tả công việc cụ thể mà bạn phụ trách là gì và bạn thu được kết quả gì.
Những điểm bạn nêu ra sẽ tạo thêm lợi thế và cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người có trách nhiệm cao trong công việc và có phẩm chất tốt mà nhà tuyển dụng cần ở một ứng cử viên.

Tóm lại

Là một sinh viên mới ra trường kĩ năng còn rất hạn chế nhưng bạn hãy biết phát huy điểm mạnh của mình và đặt nó vào vị trí phù hợp thì cơ hội có được việc làm khi mới ra trường là không hề nhỏ. Điều nữa là bạn nên chú tâm tới những điểm mà mình nêu ra ở trên vì những điểm đó thường là những lỗi hay gặp với CV xin việc của sinh viênkhi ứng cử vào công ty.

10 từ ngữ cấm kị trong cách viết CV xin việc

Lựa chọn từ ngữ trong CV xin việc sẽ giúp "nâng tầm" của bạn trong mắt nhà tuyển dụng. Hãy chăm chút và lựa chọn từ ngữ một cách cẩn thận để có được ấn tượng tốt nhất ngay từ lúc ban đầu.
Hãy loại bỏ khỏi hồ sơ xin việc của bạn những từ ngữ sáo mòn, cũ kỹ như thế này:
1. Nổi bật
2. Hiệu quả
3. Mạnh mẽ
4. Ngoại lệ
5. Giỏi
6. Tuyệt vời
7. Tham vọng
8. Đam mê
9. Có kinh nghiệm
10. Năng động
“Hãy để ý tới những từ ngữ không có thêm các dẫn chứng cụ thể hỗ trợ. Bạn cứ bảo rằng mình là một nhà quản lý tuyệt vời, nhưng làm cách nào chúng tôi biết đó là sự thật”. Đó là lời khuyên của một chuyên gia tư vấn việc làm của Mỹ.
Những danh từ đi ngay sau các tính từ nói trên có thể cũng hoàn toàn vô nghĩa. Bất cứ ai cũng từng có một đồng nghiệp sẵn sàng tuyên bố mình là người có tinh thần làm việc nhóm. Tuy nhiên, “Hãy đừng nói bạn là một người giỏi đàm phán hay có kỹ năng giao tiếp tốt. Ai mà không có những kỹ năng đó chứ?”, Susan Ach, chuyên gia tư vấn việc làm tại đại học Marymount Manhattan, New York chia sẻ.
Có một cách tốt hơn bạn có thể áp dụng là chỉ mô tả những thành thích của mình và để cho nhà tuyển dụng tự đánh giá. Bạn hãy đưa ra những cứ liệu cụ thể (những cái phù hợp với công việc ứng tuyển thì càng tốt) về những điều bạn đã làm để chứng tỏ bạn là một “nhân viên bán hàng hiệu quả”.
Cũng như thế, hãy dẫn ra những lời bình luận từ các nhà quản lý cấp trên cho thấy, tại sao họ xem bạn là một “nhà lãnh đạo có năng lực”. Liệt kê ra những giải thưởng hay các hình thức ghi nhận thành tích khác của bạn cũng là một cách chứng minh có hiệu quả với nhà tuyển dụng.
Bạn cũng nên tránh một vài từ ngữ vì chúng có thể mang sẵn ý nghĩa mà các nhà tuyển dụng thường cho rằng bất cứ ai muốn được tuyển dụng cũng sẽ dùng. “Bạn có tinh thần làm việc à? Hy vọng thế. Một nhân viên tốt ư? Thật vui khi biết điều đó, tất nhiên là tôi không muốn thuê một nhân viên tồi rồi”, đó là quan điểm của chuyên gia tư vấn việc làm Couper. Đừng lãng phí những không gian hiếm hoi quý giá trong lý lịch xin việc của bạn bằng những từ ngữ vô ích như vậy.
Một kiểu từ ngữ khác bạn cũng nên tránh là những từ cho thấy bạn đang cố tìm cách né tránh sự thật trước nhà tuyển dụng. Chuyên gia Mathison cho rằng, việc sử dụng những từ như “có kinh nghiệm” thay cho “trên 50 tuổi” hay “năng động” thay cho “thiếu kinh nghiệm” có vẻ như muốn gây cách hiểu mù mờ với nhà tuyển dụng. Do đó, bạn hãy tập trung vào những gì khiến bạn thực sự phù hợp với công việc đang ứng tuyển.
Và dưới đây là 10 cụm từ có thể tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng để bạn tham khảo:
1. Đã tạo ra
2. Đã làm tăng
3. Đã làm giảm
4. Đã cải thiện
5. Đã phát triển
6. Đã nghiên cứu
7. Đã đạt được
8. Đã giành thắng lợi
9. Đúng giờ
10. Tiết kiệm chi phí
Chuyên gia Ach cũng cho rằng: “Chúng tôi khuyến khích những người viết lý lịch xin việc nên thêm vào những từ mang tính chủ động trong khi miêu tả công việc của họ”.
Những động từ đó sẽ làm nổi bật hình ảnh một ứng viên với nền tảng chắc chắn và có các sáng kiến để hoàn thành công việc. Nhà tuyển dụng có thể dễ dàng hiểu được những gì bạn đã đạt được trong quá khứ và có thể coi đó như một cơ sở hướng tới những thành công trong tương lai với công ty họ.
Hãy thử nghĩ thế này, nếu bạn là nhà tuyển dụng, liệu bạn sẽ muốn tuyển một người nào đó chỉ đơn thuần tự cho mình là “nhà quản lý hiệu quả”, hay bạn sẽ lưu tâm hơn đến người cho bạn biết qua lý lịch rằng, công việc gần đây nhất của họ là đã giúp “tăng lợi nhuận của công ty lên 3%”, hay“giảm được tỉ lệ phải luân chuyển nhân viên ở mức tốt nhất trong năm năm”, và “phổ biến thêm được hình ảnh công ty qua việc ứng dụng một chiến lược truyền thông đa phương tiện xã hội mới”?
Điều cuối cùng, bạn sẽ thuận lợi hơn nếu sử dụng những động từ và danh từ vốn quen thuộc trong lĩnh vực ngành nghề ứng tuyển cụ thể. Bởi điều đó chứng tỏ bạn quen thuộc với ngôn ngữ chuyên môn và cách này cũng sẽ giúp bạn lọt qua vòng sơ loại hồ sơ nếu họ sử dụng phương thức rà soát những từ khóa (keyword) trong lý lịch xin việc. Nhưng bạn lại cũng cần nhớ rằng, mọi công ty đều có xu hướng nói một thứ “ngôn ngữ chung” là họ đều quan tâm đến vấn đề tiền bạc.
Do đó, những thuật ngữ kiểu như “đúng giờ”, “tiết kiệm chi phí” sẽ luôn trở nên hiệu quả và có tác động đến nhà tuyển dụng. Họ luôn muốn biết rằng bạn có thể hoàn thành công việc cho họ với mức chi phí tối thiểu nhất. Do đó, bạn hãy nói với họ về những gì có thể khiến bạn trở thành lựa chọn sinh lời nhất với họ, chắc chắn, nhà tuyển dụng sẽ dành cho bạn một từ giá trị nhất là “tuyển dụng”.

Tags: 10 từ ngữ cấm kị trong cách viết CV xin việc